Bí quyết vàng cho người mới bắt đầu: Hướng dẫn A-Z cách trồng cây keo

Trong thế giới ngày nay, nhu cầu về nguyên liệu xanh và bền vững ngày càng tăng cao. Một trong những cây trồng đáp ứng được yêu cầu này và mang lại lợi ích kinh tế cao chính là cây keo. Cây keo không chỉ được biết đến với khả năng tăng trưởng nhanh, cho gỗ chất lượng cao mà còn góp phần vào việc cải thiện môi trường. Với hướng dẫn dưới đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn từng bước thực hiện quá trình nuôi trồng cây keo một cách hiệu quả nhất.

I. Lựa chọn giống cây keo phù hợp

1. Giới thiệu các giống cây keo phổ biến

Cây keo có nhiều giống với các đặc tính sinh trưởng và năng suất khác nhau. Trong đó, keo lai và keo tai tượng là hai giống phổ biến nhất và được ưa chuộng vì khả năng thích nghi cao với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở nhiều khu vực.

cây keo giống

Cây keo lai:

– Cây giống trồng rừng gỗ lớn cây keo lai, cây phải được sản xuất cây từ trong bình mô hoặc vật liệu nhân giống

– Nguồn giống để nhân giống là lấy từ giống gốc của các dòng Keo lai đã được công nhận, phù hợp với vùng trồng.

– Cây giống phải có giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con theo quy định (từ cơ sở được phép sản xuất kinh doanh)

c dòng: BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75, AH1, AH7, TB1, TB7, MA1, AM2, AM3 đã được Bộ NN & PTNT công nhận cho trồng đại trà.

Cây keo tai tượng:

– Cây keo tai tượng phải được thu hái từ nguồn giống đã được công nhận còn thời hạn sử dụng đảm bảo chất lượng theo tiêu chẩn quốc gia về giống

– Ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range, Keo úc và một số xuất xứ tốt có nguồn gốc  Papua Niu Ghinê đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng

– Là nhóm loài cây có hệ số nhân giống cao, chủ yếu nhân  giống bằng gieo hạt.

2. Tiêu chí lựa chọn giống cây keo

Khi lựa chọn giống cây keo, bạn cần quan tâm đến các tiêu chí như khả năng chống chịu sâu bệnh, tốc độ tăng trưởng, và năng suất gỗ. Điều này giúp tối ưu hóa lợi ích kinh tế từ việc trồng cây keo.

TTLoài cây Chỉ tiêu  
  Tuổi cây (Tháng)Chiều cao (cm)Đường kính cổ rễ (cm)Kích thước bầu (cm)
1Cây keo lai3 – 525 – 350,3 – 0,48 x 12: 7 x 12
2Cây keo tai tượng3 – 525 – 350,3 – 0,48 x 12: 7 x 12

        Về sinh trưởng: Cây cứng cáp, sinh trưởng tốt, mọc cân đối giữa tâm bầu không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, không cong qeo, không nhiều thân.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo

1. Phương thức trồng

– Phương thức trồng: Thuần loài

– Trồng tập trung hơn 5 ha phải trồng ít nhất 3 dòng vô tính: ( Gồm các dòng: BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75) Các dòng vô tính được trồng theo băng ( Mỗi băng 15 – 20 hàng) hoặc theo hàng để giảm thiểu sâu bệnh.

– Trồng dưới 5 ha và trồng phân tán có thể dùng 1 – 2 dòng vô tính.

2. Mật độ trồng

– Mật độ trồng: 1330 cây/ha (cự ly 3m x 2,5m).

– Mật độ trồng: 1110 cây/ha (cự ly 3m x 3m).

3. Thời vụ trồng

– Vụ xuân Tháng 2 – 3

– Vụ thu Tháng 8 – 10

Trồng vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa; thời tiết lúc trồng có mưa hoặc trời râm mát.

4. Xử lý thực bì

– Đất có thảm cỏ không cần xử lý thực bì. Nơi có cây bụi, thảm tươi phát dọn thực bì toàn diện, không được đốt trước khi trồng 1 tháng.

– Đất rừng sau khai khác: Đào hết gốc, dọn sạch đưa ra khỏi lô trồng.

5. Làm đất, đào hố, bón phân.

– Làm đất bằng thủ công hoặc cơ giới, cuốc hố hoặc cầy trước khi trồng từ 20 đến 25 ngày.

– Nơi đất bằng: San ủi thực bì và cầy toàn diện, cầy rạch theo hàng trồng, cầy sâu hơn 50 cm, khoảng cách cầy rạch 3,0 m đào hố theo đường rạch, kích thước hố 30x30x30cm.

– Nơi đất dốc làm đất cục bộ: Đào hố theo hình nanh sấu, kích thước hố: 40x40x40cm.

– Bón lót 0,2 kg phân NPK/ hố hoặc từ 0,2 – 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh/hố. Nơi đất chua độ, bón thêm 50g vôi bột/hố. sau khi trộn đều phân với đất rồi lấp hố. Bón phân và lấp hố trước khi trồng 10 – 15 ngày.

6. Trồng cây

– Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1 – 2 cm ở vị trí giữa hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu.

– Lấp đất tơi xốp 2/3 hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây tạo thành hình mâm xôi, lèn chặt, cao hơn mặt đất khoảng 2 – 3 cm.

IV. Chăm sóc

 1. Năm thứ nhất:

Chăm sóc 1 làn đối với trồng rừng vụ thu; chăm sóc 2 lần đối với trồng rừng vụ xuân.

– Lần 1: Sau khi trồng 1 tháng, kiểm tra tỷ lệ cây sống, trồng dặm cây bị chết, đảm bảo tỷ lệ cấy sống trên 90%. Nếu phát hiện bị dế, mối cắn phải có biện pháp phòng chống kịp thời.

– Lần 2: Chăm sóc vào cuối mùa mưa.

Phát dọn thực bì, làm cỏ, cuốc xới vun gốc, đường kính 0,8 m, kết hợp với bón thúc 0,1kg phân NPK/hố.

– Cách bón phân: Đào rãnh xung quanh gốc sâu 4 – 5 cm, rộng 10 cm, cách gốc 40 cm (nơi đất bằng) hoặc nửa vòng tròn phía trên dốc (nơi đất dốc), rải phân, lấp đất, rồi vun vào gốc cây.

2 Năm thứ 2, thứ 3:

– Lần 1: Chăm sóc vào đầu mùa mưa. Phát dọn thực bì, làm cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 0,8 m kết hợp với bón thúc 0,2 kg NPK/cây.

– Lần 2: Vào cuối mùa mưa, phát dọn thực bì làm cỏ, xới vun gốc với đường kính 1,0 m kết hợp với phòng chống cháy rừng.

3. Tỉa cảnh, tạo tán

Từ tháng thứ 5 trở đi, tỉa cành trước mùa sinh trưởng hàng năm để nâng cao chất lượng gỗ.

– Tỉa thân: Tỉa những cây có nhiều thân, để lại một thân tốt nhất, cắt sát với thân để lại.

– Tỉa cành: Tỉa cành sát vào thân cây, nhằm làm cho vết cắt sớm liền sẹo nhờ sinh trưởng của thân cây phủ kín lại.

cây keo

V. Phòng trừ sâu bệnh

1. Bệnh phấn trắng do nấm Oidium sp gây ra:

– Triệu chứng

Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá non để hút dinh dưỡng khiến lá xoăn lại, khô chết nhưng lá lại không rụng đi. Bệnh thường phát sinh bắt đầu vào tháng 11, nặng nhất là tháng 3 – 4. Trong điều kiện thích nghi bệnh có thể lan thành dịch.

Biện pháp phòng trừ

 Ngắt các lá hoặc nhổ các cây bị bệnh đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy.

 Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất HexaconazolAnvil 5SC, Bordeaux nồng độ 1% hoặc Benlate WP

2. Bệnh chết héo cây keo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra.

Triệu chứng

Cây bị bệnh lá héo và chuyển màu vàng.

Vỏ và gỗ xung quang vị trí vết bệnh bị đổi màu đậm hơn bình thường, có thể chảy nước hoặc sùi bọt.

Biện pháp phòng trừ

      Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình bệnh hại ít nhất 1 lần/tháng để sớm phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời.

         Khi phát hiện rừng bị bệnh chết héo cây keo: Nếu tỷ lệ cây bị bệnh bình quân của lô rừng dưới 15% thì tiến hành chặt những cây bị bệnh, mang ra khỏi rừng và đốt tiêu hủy; giữ lại các cây chưa có triệu chứng bị bệnh.

        Nếu tỷ lệ cây bị bệnh bình quân từ 16 đến 50% thì tiến hành chặt, mang ra khỏi rừng và tiêu hủy các cây bị chết héo. Đồng thời, áp dụng biện pháp hóa học phun trừ bệnh. Sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt chất hoá học như Metalaxyl, Mancozeb, Metalaxyl + Mancozeb… Chú ý pha thuốc với chất bám dính; nồng độ 03g hoạt chất/lít, liều lượng 400 – 600 lít dung dịch/ha, phun nhắc lại 02 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày phun tất cả các cây còn lại.

       Nếu tỷ lệ cây bị bệnh bình quân trên 50% thì thanh lý rừng theo quy định của pháp luật.

Tài liệu tham khảo


Nuôi trồng cây keo không chỉ là một quá trình kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội. Bằng việc tuân theo những hướng dẫn cụ thể và chăm chỉ trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn sẽ thành công trong việc nuôi trồng cây keo. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và khuyến khích bạn tham gia vào ngành nông nghiệp bền vững này. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc trồng cây keo nhé!

Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.

Leave a Comment